Bọ xít là loại côn trùng gây hại cho năng xuất cây trồng và thường xuất hiện trên cây vải, nhãn. Bọ xít thường tiết ra một chất dịch màu vàng, trong đó có chứa loại axit rất mạnh. Cũng chính vì vậy mà nhiều người khi bị bọ xít tiểu vào da sẽ xuất hiện các vết phồng rộp, đau rát và có thể dẫn đến lở loét. Tham khảo bài Việt Nông chia sẻ dưới đây để biết mức độ nguy hiểm và loại thuốc phù hợp để điều trị tình trạng bỏng da cho bọ xít tiểu trúng.
Một vài triệu chứng khi bị bọ xít tiểu vào da
Khi bọ xít tiểu vào da thì chúng ta sẽ nhận thấy những triệu chứng sau đây sau các khoảng thời gian:
- Nóng, đau rát tại vị trí da tiếp xúc với chất dịch vàng và thường trạng thái đau sẽ xuất hiện muộn hơn.
- Nếu bị nhẹ thì vùng da tiếp xúc sẽ có màu vàng, dần dần chuyển qua nâu sẫm và lâu sẽ để lại vết thâm khó mất.
- Nếu nặng thì vết bỏng sẽ có những tổn thương hình giọt nước, tạo thành một đám hoại tử khô. Thường bỏng do bị bọ xít tiểu vào da sẽ không có viền đỏ, dần dần mới xuất hiện viêm xung huyết phù nề bao quanh.
Khi bị dính dịch bọ xít trên da bạn không được dùng tay để lau hay xoa vì điều này sẽ khiến cho chất dịch có cơ hội lan sang vị trí khác, khiến da bị tổn thương nhiều và nặng hơn. Việc bạn cần làm là để tay dưới vòi nước, xối nước mạnh vào vùng da tiếp xúc với chất dịch. Nếu xuất hiện tình trạng bỏng rộp nặng lên, cách tốt nhất là đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.
Trong trường hợp để bọ xít tiểu vào mắt, tuyệt đối nạn nhân không được dùng tay dụi mắt vì khi đó niêm mạnh có thể tổn thương, viêm nhiễm nặng hơn. Nên sử dụng nước muối sinh lý, khăn sạch, chấm mắt liên tục trong 20 phút đầu với bát nước sạch. Nếu xuất hiện sưng đỏ, xung huyết, mờ đi cần đến cơ sở y tế để tránh ảnh hưởng thị giác.
Bạn cần lưu ý mùa hè bạn không nên phơi quần áo tại khu vực cây có bọ xít sinh sống. Khi mặc quần áo vào người bạn cần kiểm tra thật kỹ xem có phát hiện bọ xít, trứng bọ xít hay không để kịp thời loại bỏ. Khi thấy bọ xít thì tuyệt đối không lấy tay đập, bạn nên sử dụng một dụng cụ bắt sau đó thực hiện giết bỏ và lau sạch phần dịch khi giết bọ xít.
Xem thêm: Bọ xít đái vào mắt có nguy hiểm không?
Bị bọ xít tiểu vào da nên bôi thuốc gì?
Dựa trên mức độ, tình trạng bọ xít tiểu vào da sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, các loại thuốc bôi khác nhau:
Vết thương cấp tính, nặng và lan rộng
- Thuốc chống viêm và phù nề: Bị bọ xít tiểu vào da trong trường hợp này là sử dụng corticosteroide đường, có thể tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống. Bạn sử dụng thêm corticosteroide dạng gel hoặc hồ nước cho đến khi vùng tổn thương khô lại, và sau khi khô mới bắt đầu sử dụng corticosteroide dạng cream.
- Thuốc kháng histamin: Người bị bọ xít tiểu vào da có thể sử dụng 1 hoặc cả 2 loại kháng histamin đường uống, thông thường sẽ kết hợp cả thế hệ 1 và thế hệ 2. Thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây nên các cơn buồn ngủ vì vậy bạn nên sử dụng vào ban đêm, không sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc. Với thuốc thế hệ 2 thì người dùng yên tâm vì nó ít gây buồn ngủ nên có thể dùng được cả ngày hay đêm.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Nếu nạn nhân bị nhiễm khuẩn hoặc xuất hiện nguy cơ nhiễm khuẩn thì có thể sử dụng kháng sinh tại chỗ. Tùy tình trạng để lựa chọn, có thể uống và trong trường hợp nặng nhiễm trùng có thể tiêm.
Ngoài sử dụng các loại thuốc uống, bôi, tiêm để điều trị vết thương do bị bọ xít tiểu vào da thì bạn có thể sử dụng thêm một số loại vitamin A, E, C hay kẽm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp bác sĩ không đưa ra chống chỉ định nhé.
Tổn thương vừa và nhẹ, không cấp tính
Nếu vết thương nhẹ, không mang tính cấp tính thì nạn nhân có thể lựa chọn cách điều trị bị bọ xít tiểu vào da với những loại thuốc như:
- Sử dụng thuốc corticosteroide đường uống hoặc có thể không dựa theo kết luận lâm sàng.
- Có thể sử dụng kết hợp cả corticosteroide dạng kem hoặc dạng mỡ bôi ngay tại chỗ.
- Sử dụng thuốc kháng histamin đường uống với khả năng chống ngứa.
- Kết hợp sử dụng các loại vitamin, kẽm nếu như không có yêu cầu chống chỉ định.
Ngoài ra khi bị bọ xít tiểu vào da thì bạn có thể tham khảo một số loại kem giảm ngứa. làm mềm da như dermafin, wonder glove, dermashild,… Hơn nữa, nạn nhân cần phải chú ý là không được dùng bàn chải, hay vật gì để chà rửa vào vùng da bị tổn thương. Thời điểm bị tổn thương làn da trở nên nhạy cảm hơn và dễ dàng bị kích ứng.
Xem thêm: Trứng bọ xít có độc không?
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc biết được mức độ nguy hiểm cũng như thuốc điều trị khi bị bọ xít tiểu vào da. Hy vọng bạn đọc sẽ có hướng xử lý tốt nhất để hạn chế những vết thương không đáng có. Nếu cần được hỗ trợ thêm những thông tin liên quan, bạn có thể tìm thêm nhiều bài viết hữu ích của chúng tôi nhé.
Có thể bạn quan tâm: