Cách phòng ngừa bọ xít hút máu ở người hiệu quả nhất

Bọ xít là loại côn trùng không chỉ có khả năng tấn công cây trồng mà còn có thể tấn công con người. Chúng ta thường chỉ nghe tới bị bọ xít đái vào da gây viêm loét, hay vào mắt gây đau, mắt mờ thậm chí là mù lòa nhưng ít khi nghe đến loại bọ xít hút máu người. Bọ xít có nhiều loại có khả năng hút máu người nếu chúng bám được vào bề mặt da. Tham khảo bài viết bên dưới để biết được những cách phòng ngừa bọ xít hút máu người hiệu quả nhé.

Vì sao bọ xít hút máu người?

Bọ xít hút máu là loại côn trùng đã xuất hiện nhiều năm tại khắp các tỉnh thành trên cả nước. Loại bọ xít này sống nhờ vào máu động vật, khi chúng không có động vật để hút máu chúng sẵn sàng tìm đến người.

Loại côn trùng này xuất hiện ở khắp nơi, không chỉ những nơi ẩm thấp, tối tăm mà còn xuất hiện cả những khu nhà cao tầng, tiện nghi nhất. Loại bọ xít hút máu này thường hay sống ở giường, đệm, trần nhà, tủ hay dưới đống củi.

Bọ xít hút máu có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của con người

Chúng sống ẩn nấp trong nhà, ban ngày thường trốn ở các khe tối vì vậy bạn có thể sẽ không nhìn thấy. Ban đêm loại côn trùng này mới xuất hiện vì vậy bạn khó phát hiện được sự hiện diện của nó. Chúng sẽ tiết ra một loại chất có khả năng gây tê, nên khi bạn bị đốt cỏ thể bạn vẫn không cảm nhận được gì.

Tới nay bọ xít hút máu vẫn chưa gây ra các bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên sau khi bị tấn công trên cơ thể có thể xuất hiện vết thương bị sưng to, thậm chí nó có thể gây sốt. Các vết đốt có thể đau, rát, và rất dễ lan rộng ra, trường hợp phù nề diện rộng nó có thể mưng mủ, đặc biệt với trẻ em. Điều này cũng khiến cho việc cử động tương đối khó khăn.

Xem thêm: Trứng bọ xít có độc không?

Những cách phòng ngừa bọ xít hút máu ở người

Phòng ngừa bằng tỏi

Bạn có thể phòng ngừa bọ xít hút máu bằng cách pha 500ml với 4 thìa cà phê bột tỏi và bỏ vào bình xịt. Hãy xịt dung dịch xịt lên những vị trí mà loài côn trùng này dễ lui tới bởi vì loại côn trùng này không thích mùi nồng của tỏi. Tỏi chỉ xua đuổi mà không tiêu diệt chúng vì vậy cũng sẽ không gây hại tới con người. Bạn cũng có thể băm nhuyễn tỏi và rải xung quanh những khu vực mà bọ xít hút máu có thể ẩn náu nhé.

Bọ xít hút máu thường hay sống ở những chỗ ẩm thấp, tối tăm

Phòng ngừa bằng bạc hà

Sử dụng 10 giọt tinh dầu bạc hà, kết hợp với 500ml bỏ vào bình xịt. Bạn có thể xịt dung dịch này lên những nơi bọ xít có khả năng xuất hiện như giường, kệ, tủ,… Cũng như tỏi, bạc hà có khả năng xua đuổi bọ xít hút máu, và nó không tiêu diệt bọ xít vì nó không phải là chất độc. Nếu không sử dụng tinh dầu bạc hà bạn cũng có thể sử dụng bột lá bạc hà để thay thế nhé.

Phòng ngừa bằng nước xà phòng

Bạn lấy 1 lít nước nóng, hòa tan cùng với 180ml nước rửa chén bỏ vào bình xịt. Tiếp đó bạn sẽ xịt trực tiếp vào khu vực bọ xít có thể tụ tập. Bọ xít hút máu có thể bị tiêu diệt bởi vì nước xà phòng có khả năng phá bỏ được lớp bảo vệ bên ngoài, khiến chúng mất nước dần dần. Có thể thay thế bằng xà phòng diệt khuẩn tuy nhiên nó chưa hóa chất nhiều hơn, vì vậy nước rửa chén là sự lựa chọn hợp lý.

Phòng ngừa bằng máy hút bụi

Có thể bạn không nghĩ rằng máy hút bụi lại có khả năng diệt trừ được bọ xít hút máu. Đưa máy hút vào những khu vực bọ xít ẩn náu, chắc chắn với lực hút của máy hút bụi thì bọ xít sẽ bị hút vào túi chứa rác. Việc của bạn là tháo túi rác và đem đổ đi ngay, tránh xa khu vực bạn sinh sống.

Xem thêm: Bọ trĩ là gì?

Có thể sử dụng máy hút bụi để tiêu diệt bọ xít hút máu tại khu vực nó ẩn nấp

Phòng ngừa bằng miếng dán ruồi

Sử dụng miếng dán ruồi dọc theo lối vào, bệ cửa sổ, vết nứt hoặc các lỗ thông gió là cách hay để có thể tiêu diệt được bọ xít hút máu. Bạn nên kiểm tra bẫy mỗi ngày, nếu bẫy dính bọ xít thì nên vứt và thay thế bằng miếng dán khác nếu cần thiết. Nếu bạn không có miếng dán ruồi có thể thay thế bằng keo hai mặt, tuy nhiên hiệu quả dính sẽ không cao bằng.

Ngoài những cách trên bạn cũng cần thường xuyên dọn dẹp nhà ở, nơi sinh hoạt đặc biệt là những vị trí ẩm thấp. Loại bỏ ngay những đồ vật đã mục, mủn trong nhà (củi mục, rác thải, vải mục). 

Nên nằm ngủ màn và giắt màn cẩn thận để tránh bọ xít có thể chui vào trong. Khi bị bọ xít đốt thì bạn cần phải rửa tay bằng xà phòng, không được gãi vết đốt. Nếu xuất hiện sưng phù cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị.

Trên đây là những thông tin để bạn đọc có cách phòng ngừa bọ xít hút máu hiệu quả. Hãy thực hiện thật cẩn thận để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình trước loại côn trùng gây hại này. Nếu gia đình bạn có bé nhỏ bạn càng phải chú ý hơn về vấn đề này, trẻ em sức đề kháng yếu và làn da rất mẫn cảm. Ngoài ra nếu cần thêm thông tin liên quan bạn có thể tìm đọc những bài viết khác được chúng tôi chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *