Chất NAA tác dụng là gì? Cách sử dụng NAA cho cây trồng A-Z

NAA là gì? Nó có tác dụng gì và cách sử dụng cho cây trồng như thế nào? Đây đều là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con nông dân Để giải đáp mọi thắc mắc này một cách chi tiết và cụ thể nhất, hãy cùng Việt Nông tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Bạn hiểu NAA là gì?

NAA hay còn biết đến với tên gọi đầy đủ là 1-Naphthaleneacetic acid hay α-naphtalene acetic acid. Đây là hợp chất hữu cơ với công thức hoá học là C10H7CH2CO2H.

Tìm hiểu NAA là gì?

Như vậy, NAA là hormone tổng hợp trong họ Auxin và cũng là thành phần trong sản phẩm giúp kích thích ra rễ. Do đó, hormone NAA thường được sử dụng trong nông nghiệp nhằm giúp quá trình nhân giống, lá hoặc thân được cắt ra và kích thích ra rễ.

Nó còn được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy mô thực vật, kết hợp cùng với các loại hormone khác để định hình sự tăng trưởng của mô thực vật. Tuy nhiên việc sử dụng hormone điều hòa sinh trưởng NAA cũng có thể gây độc tố cho cây và động vật nếu không biết dùng đúng cách.

Xem thêm: ga3 là gì

NAA có tác dụng gì đối với cây trồng?

Dưới đây sẽ là những tác dụng nổi bật của NAA khi sử dụng cho cây trồng và cụ thể hơn là đối với cây ăn quả:

Giúp kích thích cây ra hoa tập trung và đồng loạt

Ngoài có tác dụng giúp ức chế sinh trưởng, kích thích cây hoa ra tập trung như: Uniconazole, CCC, Paclobutrazol hoặc siêu lân 86%… Thì việc sử dụng Na-NAA cho các loại cây ăn quả đã được thử nghiệm thực tế và mang lại kết quả như mong muốn.

Cách sử dụng Na-NAA cho cây đúng cách là: Khi cây cam, táo hoặc lê… chuẩn bị bước vào thời điểm ra hoa, thì dùng hợp chất này với nồng độ 15 – 30 ppm.

Hạn chế hiện tượng rụng trái non và tăng chất lượng quả

Hiện tượng rụng trái non trên các loại cây ăn trái là một trong những vấn đề đáng lo ngại. Ngoài việc cung cấp canxi và vi lượng Bo cho cây trồng thì sử dụng Na-NAA cho cây trồng cũng có thể hạn chế được trình trạng này.

Xem thêm: cách sử dụng thuốc vino 79

Tác dụng của NAA là gì?

Bên cạnh tác dụng ngăn ngừa hiện tượng rụng trái cây thì với phương pháp này còn giúp tăng chất lượng cũng như mẫu mã của trái cây. Giúp quả ngọt, đẹp và bắt mắt hơn.

Ngăn chặn tình trạng nảy mầm

Để kéo dài thời gian ngủ đông cho hạt giống và ngăn chặn hiện tượng nảy mầm. Thì hãy tiến hành bôi dung dịch Na-NAA với nồng độ 1-1,5% (tương đương vơi 10-15g/ lít nước sạch) lên bề mặt để đạt được kết quả như mong muốn.

Giúp thúc đẩy quá trình ra rễ, tái tạo cũng như phục hồi và tăng tỷ lệ sống cho cây

Đối với trường hợp mà cây con mới đưa vào trồng hoặc cây có bộ rễ kém phát triển, nếu cây muốn hồi phục bộ rễ. Thì có thể sử dụng Na-NAA để tái tạo lại bộ rễ cho cây. 

Trong đó, nồng độ khuyến cáo khi sử dụng là 1 – 10 ppm. Điều này còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển và từng loại cây trồng khác nhau mà sẽ có liều lượng tương ứng.

Xem thêm: cách bón npk 16 16 8 cho lúa

Giúp thúc đẩy quá trình nảy mầm cho cây

Ngược lại với việc ức chế sự nảy mầm của cây thì khi sử dụng Na-NAA với nồng độ vừa phải thì sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình nảy mầm. Đối với các loại hạt giống khi muốn rút ngắn thời gian nảy mầm trên cây cũng có thể xử lý tăng khả năng nảy mầm của hạt giống.

Giúp đẩy nhanh sự hàn gắn của giao diện vết ghép

Sử dụng Na-NAA với nồng độ 1g/ 100 lít nước. Rồi nhúng vào túi giấy bọc và quấn quanh vết ghép. Kết quả cho thấy khi áp dụng cách làm này sẽ thúc đẩy sự hình thành của tế bào nhanh hơn so với trường hợp không áp dụng NAA từ 3 đến 5 ngày.

Hướng dẫn cách sử dụng NAA cho cây trồng từ A – Z

  • Khi trồng cây, rễ được ngâm trong dung dịch NAA với nồng độ là 50-100 mg/ L tức là 5 đến 10g/100L trong vòng 20 phút. Hoặc có thể phun lên rễ, hệ rễ nhằm giúp chúng phát triển mạnh hơn. Cũng như giúp tỷ lệ sống của cây luôn đạt được là cao nhất.
  • Phun Bo nồng độ từ 100 – 150 ppm (3 đến 5 ngày trước khi hoa nở) kết hợp với dung dịch NAA 20 ppm hoặc phun 2 lần NAA 40 ppm. No sẽ có hiệu quả cải thiện tỷ lệ đậu trái và năng suất xoài Ba Màu.
  • Xử lý 75 ppm NAA cho kết quả tốt ở hầu hết các chỉ tiêu như tổng số lá hay trọng lượng tươi hoặc trọng lượng khô của lá và rễ cao nhất. Đồng thời còn giúp làm tăng số quả và chiều dài quả trên cây mè.

Xem thêm: tác dụng của kali trắng đối với cây trồng

Hướng dẫn cách sử dụng NAA đúng cách
  • Xử lý NAA với nồng độ 100 ppm trên 2 giống lúa MTL 560 và IR50404 cho thấy năng suất hạt gạo cao hơn so với việc không xử lý.
  • Xử lý NAA với nồng độ 40 ppm trên cây ớt cho kết quả năng suất tương đối cao…

Trên đây là toàn bộ thông tin về chất NAA là gì? Cũng như cách sử dụng NAA cho cây trồng đúng cách mà Việt Nông đã tổng hợp lại. Nếu bà con nông dân còn điều gì thắc mắc về những sản phẩm nông nghiệp nói chung và hợp chất NAA nói riêng. Thì hãy liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *