Hiện nay, sầu riêng đang là cây trồng mang lại nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người nông dân. Do đó, rất nhiều bà con đã chọn cây sầu riêng làm cây trồng cơ bản của mình. Tuy nhiên, không phải bà con nông dân nào cũng biết cách trồng và chăm sóc cây sầu riêng? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho bà con quy trình trồng, chăm sóc cây sầu riêng con và cây 2-3 năm tuổi.
Quy trình trồng sầu riêng
Để đảm bảo được quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng đúng kĩ thuật, nhằm mang lại hiệu quả cao. Khi trồng cây sầu riêng, bà con nên tuân thủ các bước sau:
Chọn cây giống
Để trồng sầu riêng bà con nên chọn giống bằng cây ghép. Cây giống cần đạt các tiêu chuẩn cơ bản như sau: cây đã được ghép từ 5-7 tháng tuổi, vết ghép liền và tiếp hợp tốt, chiều cao cây đạt từ 35 – 40 cm, cây có trên 3 cành cấp 1, đường kính thân phải đạt trên 0,8cm, cây đã được tiếp xúc với ánh sáng từ 10 đến 15 ngày.
Chọn đất trồng
Khi trồng cây sầu riêng, bà con chọn vùng đất có khả năng đảm bảo chủ động trong việc tưới và tiêu nước để có thể có đủ nước tưới trong mùa khô và không bị ngập úng trong mùa mưa. Nếu bà con trồng xen cây sầu riêng trong vườn cà phê vối thì cần đảm bảo vườn cà phê không bị nhiễm các bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng hoặc nấm trong đất gây hại không quá 5% – 10% để tránh ảnh hưởng tới cây sầu riêng con.
Xem thêm: Cách bón Humic cho sầu riêng mới trồng
Thời vụ trồng.
Để trồng cây sầu riêng, tốt nhất bà con chọn đúng thời điểm vào đầu mùa mưa tức là từ tháng 6 – 8 dương lịch. Nhưng chú ý là cây sầu riêng không nên trồng lúc mưa dầm vì mưa sẽ làm úng cây, nghẹt rễ và cây sẽ chậm phát triển. Đối với vùng đất có thể đảm bảo chủ động nguồn nước tưới thì có thể trồng cây vào bất kì thời điểm nào trong năm đều được.
Kỹ thuật trồng
Trước khi trồng cây, bà con sẽ tiến hành đào hố trồng cây với kích thước 60 x 60 x 60 cm. Hố này nên đào vào các tháng mùa khô trong năm. Khi đến thời vụ trồng cây thì bà con tiến hành xử lí đất trong hố để diệt trừ kiến, mối và bón lót trước từ 20-30 ngày, phân phải rải đều khắp hố. Trước khi trồng cây thì bà con đảo đều phân lại.
Căn cứ vào kích thước của bầu để bà con tạo điểm đặt cây sầu riêng trong hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng, bà con sẽ đào một lỗ có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm và sâu khoảng 20cm. Bà con tiến hành đặt bầu cây vào lỗ vừa đào và lấp đất lại. Bà con cần phải trồng ngang bằng với mặt hố đã đào để tránh cây sầu riêng bị ngập úng.
Bà con tiến hành cắm cọc để giữ cây.Sau khi trồng, bà con tưới nước cho cây. Cây sầu riêng con mới trồng cần được che nắng, mức độ che không c quá 50% . Bên cạnh đó, bà con cần tủ gốc để giữ ẩm cho cây.
Tìm hiểu thêm: cách phun thuốc atonik cho mai
Quy trình chăm sóc cây sầu riêng con
Để đảm bảo cây sầu riêng sau khi trồng phát triển xanh tốt, bà con cần đả bảo các quy trình chăm sóc sau đây:
Chế độ dinh dưỡng đối với cây sầu riêng con
Đối với sầu riêng con mới trồng cần ưu tiên phát triển rễ khoẻ và cành lá cứng cáp. Do đó, khi sầu riêng con đã thích nghi với đất và môi trường mới trồng, cây đã phát triển ổn định, bà con nông dân có thể bắt đầu bón phân hữu cơ và vô cơ cho cây. Có thể tham khảo tỉ lệ sau:
Phân vô cơ: trong giai đoạn còn non, cây sầu riêng thường được bón phân NPK theo công thức 18-11-5. Mỗi năm bà con bón phân này 3 – 4 lần, mỗi lần bón như vậy sẽ từ 1,2 – 1,5kg phân trên một gốc.
Phân hữu cơ: Bà con có thể bón phân trùn quế hoặc sử dụng các loại phân chuồng đã ủ hoai. Bà con cần lưu ý là không bón các loại phân chuồng tươi, chưa hoai mục vì trong các loại phân này thường có nhiều nấm bệnh tấn công cây sầu riêng. Mỗi lần bón phân, bà con nên kết hợp đồng thời cả phân hữu cơ và phân vô cơ để tiết kiệm chi phí đồng thời bổ sung nấm đối kháng Trichoderma định kỳ nhằm ngăn ngứa các loại nấm bệnh và tuyến trùng hại rễ cây sầu riêng.
Xem thêm: tại sao thuốc diệt cỏ không làm chết lúa
Tưới nước trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con
Cây sầu riêng không có khả năng chịu nước đọng. Cho nên để tránh nước đọng gây thối rễ, trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con, bà con nông dân cần phải chú ý tạo rãnh thoát nước vào mùa mưa. Khi vào mùa khô, bà con cần lưu ý tưới nước đều đặn để giữ ẩm cho cây và ủ quanh gốc cây để giữ ẩm.
Trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con bà con cần tuyệt đối tránh để cây bị úng ngập hoặc khô hạn quá mức. Bởi vì, những việc đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng con.
Cắt tỉa cành, tạo dáng
Trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con, đặc biệt là chăm sóc sầu riêng 2 , 3 năm tuổi việc cắt tỉa cành và tạo dáng là vô cùng quan trọng. Cắt tỉa cành, tạo dáng sẽ giúp cây sầu riêng có một bộ tán khỏe mạnh, vững chãi. Khi thực hiện cắt tỉa cành, tạo khung tán cho cây bà con cần chú ý đảm bảo các quy tắc sau:
- Cắt tỉa cành làm sao để tạo cho cây bộ có khung tán cân đối, tròn đều
- Khi cắt tỉa cành, à con cắt bỏ các cành yếu, cành bị sâu bệnh hoặc các cành mọc sai hướng.
- Bà con giữ lại những cành khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, có khả năng ra nhiều hoa để kết trái.
- Khi tỉa cành chú ý cho khoảng cách giữa các cành được giữ lại phải đều nhau, để làm sao đó ánh nắng vẫn có thể lọt xuống tận gốc cây.
- Cần cắt bỏ đọt nếu cây mọc vượt, và nên giữ cho cây có độ cao khoảng 5 – 6m nhằm thuận tiện cho việc thu hoạch trái về sau.
Phòng trị sâu bệnh thường gặp trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con
Trong quy trình chăm sóc cây sầu riêng con, việc phòng trị bệnh rất quan trọng. Bởi vì, cây con giai đoạn từ khi trồng cho đến 2,3 năm tuổi thường dễ mắc sâu, bệnh hại. Nếu bà con không phòng trị kịp thời phòng trừ và áp dụng đúng quy trình thuật chăm sóc cây sầu riêng con hiệu quả thì bệnh hại sẽ dễ lây lan và làm chết cây.
Xem thêm: cách trồng cây hương thảo khi mới mua về
Như vậy, bài viết đã cung cấp toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng để giúp cây sầu riêng con phát triển nhanh, khỏe mạnh. Nếu cần hỗ trợ về phân bón hoặc các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng, bà con hãy liên hệ vật tư nông nghiệp Việt Nông. Đến với Việt Nông, bà con nông dân hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giá cả.