Trong quá trình canh tác sầu riêng, để đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc áp dụng kỹ thuật kích thích sầu riêng ra hoa, đậu trái thì bà con cũng cần chú ý vấn đề chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn mang trái. Để trái sầu riêng lên cơm nhiều bà con có thể bón phân kali trắng cho cây sầu riêng trong giai đoạn sắp thu hoạch. Vậy, bón kali trắng như thế nào là hợp lý? Bài viết sau đây Việt Nông xin chia sẻ tới bà con một vài kinh nghiệm bón kali trắng cho sầu riêng.
Phân kali trắng là gì?
Phân Kali trắng là tên thường gọi để bà con có thể phân biệt với các loại phân Kali khác. Phân Kali trắng hay còn gọi là phân Kali Sulfat (SOP – Sulfate of Potash),công thức hóa học của phân Kali trắng là K2SO4. Phân kali trắng được bà con sử dụng trong trồng trọt nhằm bổ sung nguyên tố đa lượng Kali cho cây trồng.
Vai trò của phân kali trắng đối với cây sầu riêng
Phân Kali trắng là một loại phân vô cơ được sử dụng trong nông nghiệp nhằm cung cấp hàm lượng dinh dưỡng kali cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Đặc biệt, trong giai đoạn bắt đầu ra hoa đến khi kết quả thì cây rất cần được bổ sung kali.
Đối với cây sầu riêng, kali trắng giúp xúc tiến quá trình quang hợp và tham gia vào quá trình quang hợp tổng hợp đường tinh bột và protein đồng thời vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ. Cho nên, Kali trắng là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với các cây lấy củ lấy quả giống như cây sầu riêng, giúp tăng năng suất cao hơn.
Xem thêm: tác dụng của đồng sunfat với cây trồng
Ngoài ra, bón Kali trắng cho sầu riêng sẽ giúp cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng khả năng chống rét và thúc đẩy quá trình ra hoa ra hoa, giúp hoa có màu sắc tươi tắn, giúp quả đẹp màu. Bón kali trắng còn giúp quả sầu riêng có mùi thơm hơn, tăng độ ngọt, lên cơm mạnh, trái lớn nhanh, bóng, đẹp và hạn chế hiện tượng trái bị sượng.
Một số kinh nghiệm bón kali trắng cho sầu riêng lên cơm nhiều
Để giúp quả sầu riêng lên cơm nhiều, giúp tăng năng suất và chất lượng trái, từ đó giúp bà con nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, bà con có thể áp dụng một số kinh nghiệm đã được chúng tôi tổng hợp sau đây:
Bón phân tùy theo nhu các giai đoạn sinh trưởng của trái
Theo kinh nghiệm mà các nhà vườn trồng sầu riêng đã đúc kết thì việc bón phân kali trắng cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái phải tuân theo 3 giai đoạn sinh trưởng cơ bản của trái.
- Khi trái sầu riêng đã xả nhị từ 30 đến 40 ngày (lúc này trái sầu riêng khoảng bằng quả cam) thì bà con bổ sung kali trắng để giúp tăng độ phì của trái.
- Tiếp theo đến giai đoạn trái 60 ngày tuổi, bà con tiếp tục bón kali trắng để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng cho trái.
- Đến giai đoạn trái sầu riêng khoảng 90 ngày tuổi (lúc này trái sẽ cos trọng lượng từ 1,5 đến 2kg) trái đã tích lũy được một lượng tinh bột khá ổn định. Lúc này, bà con bổ sung thêm kali trắng để cây quang hợp tốt hơn và vận chuyển các chất dinh dưỡng về nuôi trái giúp trái lên cơm nhiều.
Tìm hiểu thêm: Cách dùng Superthrive kết hợp B1 kích rễ
Bón phân dựa trên đặc điểm đất trồng
Khi bón phân cho cây sầu riêng bà con phải căn cứ vào đặc điểm đất nơi trồng cây sầu riêng. Việc này sẽ giúp bổ sung thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sầu riêng khi cây có nhu cầu và đồng thời cũng sẽ tránh được việc lãng phí nếu trong đất đã có sẵn trong loại đất đó.
Phân kali trắng là loại phân có tính làm chua đất, do đó bà con nên bón cho đất ít chua hoặc trung tính. Đối với các loại đất chua thì bà con nên bón vôi để khử chua trước khi sử dụng phân kali trắng. Nếu cây sầu riêng của bà con trồng trên các loại đất thịt nhẹ thì bà con có thể bón nhiều kali hơn nhu cầu sử dụng của cây.
Bón phân đúng lúc và đúng thời điểm
Việc bón phân cho cây sầu riêng không phải lúc nào cũng để cung cấp chất dinh dưỡng để cây phát triển, mà đôi khi bón phân còn nhằm hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây trong các trường hợp như không để cây ra lá non, đọt non thời kỳ ra hoa đậu quả để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng…
Xem thêm: thuốc amino cho sầu riêng
Khi bón phân kali trắng cho cây sầu riêng, bà con cũng cần chú ý đến thời tiết. Nếu bón phân lúc mưa lớn sẽ gây rửa trôi, trong khi bón phân lúc nắng nóng sẽ làm phân khó hòa tan và thẩm thấu hoặc phân dễ bị bốc hơi khiến cây không thể hấp thụ. Do đó, thời điểm bón phân thích hợp nhất là bà con nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh bón vào buổi trưa cũng như những ngày mưa lớn…
Kết luận
Bài viết đã cung cấp cho bà con các thông tin cơ bản về tác dụng của phân kali trắng đối với cây sầu riêng lúc nuôi quả cũng như các kinh nghiệm cơ bản để bón phân Kali trắng cho sầu riêng lên cơm nhiều. Hy vọng bà con sẽ áp dụng hợp lí các kinh nghiệm trên để giúp mùa thu hoạch sầu riêng thêm bội thu.