Trong bài viết ngày hôm nay Việt Nông sẽ hướng dẫn bạn thời vụ, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai môn, cây khoai sọ. Đặc biệt, nắm bắt được thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc rơi vào tháng mấy là chìa khóa vàng giúp bà con trồng cây cho nhiều củ, đạt năng suất cao nhất.
Khoai môn, khoai sọ là những loại củ giàu chất dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món ăn ngon. Khoai sọ có thể gọt vỏ, dùng để hầm với canh xương trong khi đó khoai môn dùng để ăn lẩu, chế biến thành các món chè mát lạnh. Chỉ cần bạn có một mảnh đất nhỏ hoặc diện tích sân thượng vừa đủ thì hoàn toàn có thể thể trồng khoai môn, khoai sọ tại nhà.
Thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc?
Thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc và thời vụ trồng khoai môn ở miền Bắc hoàn toàn giống nhau. Và được chia ra 2 thời vụ trồng:
- Thời vụ chính: Trồng từ tháng 11 đến tháng 12, thời điểm thu hoạch củ là vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 năm sau.
- Thời vụ trồng sớm: Trồng vào tháng 9 đến tháng 10, thời điểm bắt đầu thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 năm sau.
Xem thêm: thời vụ trồng hành củ ở miền bắc
Kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ
Thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc chiếm khoảng 30% vào kết quả của vụ mùa còn 70% khác phụ thuộc và kỹ thuật trồng khoai sọ, khoai môn cũng như quá trình chăm sóc. Đối với kỹ thuật trồng các loại khoai này thì bạn cần phải lưu ý đến giống, đất, cách trồng.
Chọn giống khoai sọ, khoai môn
Để có thể chọn giống khoai sọ, khoai môn chất lượng thì bạn nên lấy các củ con cấp 1, cấp 2. Các loại củ giống này có trọng lượng từ 20g đến 30g, không có dấu hiệu bị thối, lớp vỏ phía bên ngoài không nhiều lông. Đồng thời mảnh của cụ khoai sọ, khoai môn có mầm to chừng hạt đậu đen, kèm theo các sợi rễ ngắn 1cm hoặc 0.5cm.
Hiện nay, có 2 phương pháp nhân giống khoai môn, khoai sọ đó là:
- Phương pháp 1: Tiến hành cắt mầm ngọn ở đỉnh của của để có thể phá tính ngủ nghỉ. Sau đó kích thích được những mầm ở bên trong phát triển nhanh chóng hơn. Cắt củ cái thành các mảnh củ khác nhau theo chiều ngang hoặc những mảnh nhỏ với kích thước 2cm x 2cm x 2cm khi có mầm bên. Đêm đi ủ, giâm riêng với nhau thì cây sẽ sớm mọc ra.
- Phương pháp 2: Nhân giống từ mô phân sinh.
Có thể bạn quan tâm: thời vụ trồng lạc ở miền bắc
Chuẩn bị đất trồng
Sau khi biết được thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc và cách chọn giống thì bạn cần phải chú ý đến đất trồng. Đặc điểm của bộ rễ cây khoai sọ, khoai môn là khá nông, vì vậy đất trồng cần phải chứa nhiều mùn, tơi xốp, làm kỹ đất trước khi trồng.
Sau khi cày bừa, nhặt sạch cỏ dại thì tiến hành lên luống. Luống có chiều rộng khoảng 1.2m đến 1.3m, các hàng cách nhau khoảng 50cm, chiều cao của luống là 200cm. Bạn nên lưu ý rãnh giữa các luống với nhau có khoảng cách từ 30cm đến 40cm.
Hướng dẫn cách trồng chi tiết
Trồng khoai môn, khoai sọ không quá cầu kỳ như các loại cây ăn củ khác, bạn chỉ cần thực hiện theo trình tự các bước dưới đây:
- Bước 1: Đào một hố đất có độ sâu khoảng 5cm đến 7cm.
- Bước 2: Cho củ khoai môn, khoai sọ vào.
- Bước 3: Bạn hướng mầm chính của củ lên phía trên mặt đất, sau đó phủ đất lại.
- Bước 4: Thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc, trồng khoai môn ở miền Bắc rơi vào mùa lạnh nhưng mà bạn cũng nên phủ một lớp rơm mục lên trên. Điều này giúp giữ độ ẩm cho đất cũng như hỗ trợ củ mọc mầm nhanh hơn.
Kỹ thuật chăm sóc khoai môn, khoai sọ
Tưới nước cho cây
Sau khi trồng củ khoai sọ, khoai môn thì cần phải duy trì độ ẩm cho đất để cây có thể phát triển tốt. Khi cây bắt đầu ra 5 lá đến 6 lá thì bạn vẫn duy trì độ ẩm cho cây trồng nhé!
Xem thêm: thời vụ trồng ngô ngọt ở miền bắc
Nếu trong giai đoạn nắng nóng, khô hạn kéo dài thì bạn cần phải đưa nước vào rãnh để cây đủ nước. Chú ý, bạn cũng cần kiểm soát liều lượng nước để tránh tình trạng cây khoai môn, khoai sọ bị úng khi bước vào giai đoạn thu hoạch củ.
Làm cỏ cho cây khoai môn, khoai sọ
Khi cây khoai sọ, khoai môn mọc chồi lên mặt đất, bạn dùng cuốc để xới nhẹ, làm cỏ. Nếu thấy củ khoai sọ nào bị chết thì nên trồng dặm cây kịp thời. Thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc sẽ mất gần 1 năm để thu hoạch nên bạn cần phải trồng dặm ngay sau khi phát hiện cây không mọc lên.
Trong giai đoạn cây mọc 3 đến 4 lá thì sẽ làm cỏ dại đợt 2 và vun gốc, vét luống. Khi cây ra 5 lá đến 6 lá thì làm cỏ đợt 3 và bón phân. Nên cắt bỏ cây con để có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây chính, cây ra củ to.
Tìm hiểu thêm: thời vụ trồng bắp cải ở miền bắc
Bón thúc, bón lót
Kỹ thuật trồng cây khoai môn, khoai sọ không thể bỏ qua bước bón phân. Bón phân sẽ được chia thành bón lót và bón thúc:
- Bón lót: Trong thời gian làm đất trước khi trồng củ hoặc trong lúc trồng củ.
- Bón thúc: Bón lần 1 khi cây trồng được 30 ngày. Bón lần 2 khi sau khoảng 30 ngày nữa.
Kết luận
Bài viết trên đây của Việt Nông đã giúp bạn biết được thời vụ trồng khoai sọ ở miền Bắc, trồng khoai môn ở miền Bắc. Đồng thời nắm chắc kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc để cây ra nhiều củ, củ to năng suất.