3 dấu hiệu cây bị ngộ độc NPK và cách giải độc nhanh nhất

Trong sản xuất nông nghiệp, việc bón phân NPK giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển từ đó làm tăng năng suất cây trồng. Nhưng nếu bà con bón phân NPK không hợp lý có thể làm cho cây trồng bị ngộ độc. Từ đó làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây thậm chí có thể làm chết cây. Vậy, dấu hiệu nào giúp bà con có thể nhận biết cây bị ngộ độc NPK và cách giải độc nhanh nhất như thế nào? Mời bà con tham khảo bài viết sau đây.

Một số dấu hiệu nhận biết cây bị ngộ độc NPK 

Khi cây trồng bị ngộ độc NPK được chia thành ba nhóm với những biểu hiện khác nhau. Do đó, bà con cần quan sát kĩ biểu hiện của cây để biết được cây trồng của mình bi ngộ độc nhóm nào để đưa biện pháp giải độc kịp thời.

Bón phân NPK không đúng cách và đúng liều lượng có thể gây ngộ độc cho cây

Cây trồng bị ngộ độc do cháy phân

Đây là tình trạng ngộ độc xảy ra cục bộ do lượng phân bón sử dụng không đều, làm cho một số bộ phận của cây như rễ, lá tiếp xúc quá nhiều với phân bón dẫn đến tình trạng héo khô, cháy sém. Biểu hiện cụ thể của cây đó là:

Cháy rễ

Đối với cây trồng, rễ non sẽ phát triển trên mặt đất để lấy khí oxy trong trường hợp đất bị ngập úng. Sau khi nước rút, khi rễ cây chưa di chuyển xuống mặt đất mà bà con sử dụng phân bón rải trên mặt đất làm cho phần rễ non này bị cháy. Khi đó, cây thường sẽ héo rũ vào buổi trưa và vào buổi chiều thì cây sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Cháy lá

Khi bà con tưới phân cho gốc cây, những lá nằm gần gốc sẽ tiếp xúc trực tiếp với phân bón. Hoặc khi bà con sử dụng các loại phân bón lá không hòa tan làm cho dung dịch phân bón lá có nồng độ cao. Khi đó, phân bón sẽ tiếp xúc trực tiếp với lá nên bà con cần cân nhắc và sử dụng liều lượng hợp lí, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng cháy lá. Dấu hiệu giúp bà con nhận biết cây bị cháy lá là: lá bị cháy sém, khô, màu vàng nâu.

Xem thêm: Hoạt chất Spirotetramat là gì

Cháy lá là biểu hiện khá phổ biến khi cây bị ngộ độc NPK

Cây bị ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng

Khi cây trồng bị thừa các nguyên tố dinh dưỡng NPK dẫn đến tình trạng cây bị ngộ độc cấp tính. Lúc này, cây sẽ bị ức chế và ngưng hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Nếu cây trồng của bà con có biểu hiện thiếu một số chất dinh dưỡng khác, cũng có thể là dấu hiệu của việc cây bị thừa phân NPK. Ví dụ, khi cây bị ngộ độc thừa kali. Kali sẽ gây ức chế việc cây hấp thu canxi, magie. Do đó, việc thừa kali sẽ có biểu hiện thiếu canxi, magie ở cây trồng.

Hoặc trường hợp cây bị thừa urê, Urê sẽ gây ức chế làm cây không thể hấp thu kẽm do đó cây sẽ có hiểu hiện thiếu kẽm khi thừa urê. Nếu bà con bón nhiều phân lân, phân lân không làm cây ngộ độc cấp tính, nhưng cũng có thể làm cho cây thiếu sắt, kẽm. Vì vậy, tình trạng thiếu sắt, kẽm ở cây trồng cũng là một dạng cây ngộ độc NPK.

Cây trồng bị ngộ độc cấp tính

Trường hợp này xảy ra khi cây trồng hấp thụ lượng NPK quá ngưỡng chịu đựng của cây. Ví dụ như việc hấp thu đạm quá nhiều làm cho cây bị ngộ độc đạm. Khi đó, lá cây sẽ có màu xanh đậm, chóp lá bị cong xuống, thân cây cao và yếu làm cây chậm phát triển.

Khi cây bị ngộ độc thừa chất dinh dưỡng thường có xu hướng thải những chất dư thừa đó ra trên lá và đọng ở bìa hoặc chóp lá và tạo thành các đốm đen. Nếu bà con không xử lý kịp thời thì lá sẽ chuyển sang màu nâu hoặc vàng và rụng.

Xem thêm: thuốc fendona có độc không

Những cách giải độc nhanh nhất khi cây bị ngộ độc NPK

Khi cây bị ngộ độc NPK, việc làm đầu tiên là bà con cần dừng ngay việc bón phân. Sau đó, bà con dựa vào biểu hiện ngộ độc của cây để xem cây bị ngộ độc dạng cháy phân, mất cân bằng dinh dưỡng hay ngộ độc cấp tính để đưa ra cách giải độc phù hợp.

Cách giải độc khi cây bị ngộ độc do cháy phân

  • Với trường hợp cây bị cháy rễ: bà con sử dụng nước tưới để rửa trôi bớt lượng phân dư thừa tại phần rễ bị cháy và trên gốc cây. Nước sẽ làm cho lượng phân bón bị loãng ra và thấm vào các lớp đất ở phía dưới. Đối với những loại cây sinh trưởng dưới nước (lúa) thì phải giải độc bằng cách thay nước ngay.
  • Với trường hợp cây bị cháy lá thì bà con ngừng bón phân và tiến hành cắt bỏ những lá bị hư, cháy do ngộ độc.
Ngừng bón phân và cắt tỉa các lá cây bị cháy do ngộ độc

Cách giải độc khi cây bị ngộ độc do mất cân bằng dinh dưỡng

Khi cây bị mất cân bằng dinh dưỡng thì bà con chỉ cần bón phân hợp lí để có thể cân đối dinh dưỡng cho cây. Hoặc bà con có thể sử dụng phân hỗn hợp phân bón đã được pha sẵn theo nhu cầu cây trồng.

 Cách giải độc khi cây bị ngộ độc cấp tính

Khi cây trồng bị ngộ độc cấp tính, bà con hãy sử dụng các sản phẩm có tác dụng giải độc cho cây đồng thời giúp cây tăng cường sức khỏe như: Brassinolide. Compound Nitrophenlate, Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote, Vitaminin B. Bên cạnh đó, bà con hãy bổ sung phân hữu cơ cho cây trồng, bởi vì phân hữu cơ sẽ làm cho hệ đệm của cây hoạt động hiệu quả hơn từ đó giúp cây giải độc khi bị ngộ độc cấp tính.

Xem thêm: Phun thuốc diệt cỏ vào thời gian nào

Hoặc bà con cũng có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm giải độc cho cây trồng với phân hữu cơ. Một số loại phân hữu cơ bà con có thể tham khảo để sử dụng khi cây trồng bị ngộ độc cấp tính như: dịch rong biển, Amino Acid, Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc), axit fulvic, Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6).

Trên đây là những thông tin mà Việt Nông thu thập được về các dấu hiệu thường gặp khi cây trồng bị ngộ độc NPK và cách giải độc nhanh nhất. Nếu không may cây trồng của bà con bị ngộ độc NPK, bà con có thể liên hệ Việt Nông để tìm mua các sản phẩm giải độc và phân bón hữu cơ sử dụng kết hợp khi giải độc cho cây.

Có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *