Từ trước đến nay, sâu đục thân luôn là nỗi lo ngại lớn của người nông dân Việt Nam. Khi cây đang phát triển loại sâu này sẽ xâm hại vào thân cây làm ngăn cản quá trình vận chuyển chất, làm nõn héo và bông bạc. Biện pháp tốt nhất giúp bà con giải quyết vấn đề này chính là thuốc đặc trị sâu đục thân. Vậy đâu là loại thuốc đặc trị hiệu quả nhất trên thị trường mà người nông dân nên lựa chọn? Bài viết dưới đây Việt Nông sẽ giới thiệu đến bà con TOP 7 loại thuốc trị sâu đục thân tốt nhất hiện nay!
Tổng hợp 7 loại thuốc đặc trị sâu đục thân tốt nhất hiện nay
1. Thuốc trừ sâu đục thân – Virtako 40WG
Thành phần chính: 20% Chlorantraniliprole và 20% Thiamethoxam.
Cơ chế tác động: Virtako 40WG là loại thuốc đặc trị sâu đục thân có cơ chế tác động mới nhất hiện nay. Virtako gây rối loạn canxi trong hệ cơ của sâu và tấn công vào hệ thần kinh nên có thể diệt cả những loại sâu kháng thuốc và chống hình thành tính kháng thuốc sau này của sâu.
Ưu điểm
- Có tác dụng nhanh, chỉ sau 2 giờ nhiễm thuốc, sâu đục thân đã có dấu hiệu ngừng cắn phá
- Thuốc có thể thấm sâu vào cây, lưu dẫn mạnh
- Diệt trừ được trứng và sâu non, bảo vệ tối đa sự phát triển của cây
Nhược điểm
- Có tính độc mạnh nên gây hại cho các sinh vật tốt cho cây và các sinh vật dưới nước
- Có thể gây tác dụng phụ cho con người và môi trường
Hướng dẫn sử dụng: Pha 3gram thuốc với 16 lít nước, phun 25 bình/ha. Sử dụng thuốc khi thấy bướm rộ ra hoặc thấy xác bướm nhiều trên ruộng.
Xem thêm: thuốc đặc trị sâu đục thân hại lúa – thuốc trị sâu đục thân cây mai
2. Thuốc trừ sâu Regent 800 WG
Thành phần chính: Fipronil 800g/kg và Phụ gia: 200g/kg
Cơ chế tác động: Thuốc tấn công và làm tê liệt hệ thần kinh trung ương của sâu đục thân nhờ hoạt chất Fipronil. Chính vì vậy, thuốc đặc trị Regent 800WG có thể nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh gây hại cho lúa.
Ưu điểm
- Có thời gian tác động nhanh, diệt trừ tối đa lượng sâu đục thân ở lúa
- Có thể làm thân cây cứng hơn, hạn chế đổ ngã do gió bão
- Có hiệu quả cao và hiệu quả với cả bọ, trĩ, rầy rệp,…
Nhược điểm
- Góp phần gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lâu có thể gây ảnh hưởng đến người nông dân
Hướng dẫn sử dụng: pha 1,6gram/16 lít nước. Phun thuốc khi thấy sâu đục thân hoặc các loại sâu khác xuất hiện
3. Thuốc sâu đục thân Nhật Bản Padan 95SP
Thành phần chính: Cartap: 950g/Kg
Cơ chế hoạt động: Thuốc ngăn chặn sự dẫn truyền acetylcholine làm sâu đục thân bị tê liệt, ngừng ăn và chết. Padan 95SP có khả năng diệt cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành.
Ưu điểm
- Thời gian tác động nhanh, lưu dẫn mạnh
- Diệt cả sâu miệng nhai và côn trùng hút chích nên có hiệu quả bảo vệ lớn đối với cây trồng
Nhược điểm
- Có mức độc trung bình với cá và các sinh vật nước.
Hướng dẫn sử dụng: Pha 20-28 gam/16 lít nước đối với lúa và 30-40 gam/16 lít nước đối với mía.
Có thể bạn quan tâm: sâu đục thân bướm hai chấm
4. Thuốc trị sâu đục thân sinh học Dupont Prevathon 5SC
Thành phần chính: hoạt chất Chlorantraniliprole 5%(w/w) và chất phụ gia 95%
Cơ chế tác động: Dupont Prevathon 5SC thuộc nhóm thuốc trừ sâu Diamide có tác động khi tiếp xúc trực tiếp với sâu bệnh. Sau khi tiếp xúc, sâu đục thân sẽ ngừng ăn và chết nhanh.
Ưu điểm
- Thuốc cho hiệu lực khéo dài
- Có tác dụng diệt cả sâu cuốn lá và sâu đục thân
Nhược điểm
- Hoạt chất Chlorantraniliprole thuộc nhóm độc 3 có gây nguy hiểm đến môi trường và con người
Hướng dẫn sử dụng: Pha 0,2-0,4 lít/ha đối với lúa. Sử dụng tối đa 2 lần trong 1 mùa vụ
5. Thuốc sâu đục thân Voliam targo 063SC
Thành phần chính: 45g/L Chlorantraniliprole và 18g/L Abamectin
Cơ chế tác động: Thuốc có cơ chế tác động kép, tác động mạnh và ổn định với sâu bệnh. Sau khi tiếp xúc với thuốc, sâu đục thân sẽ bị tê liệt cơ thể, ngừng ăn và chết sau vài giờ nhiễm thuốc. Thuốc Voliam targo 063SC luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu để đặc trị sâu đục thân hại cây trồng.
Ưu điểm
- Cho tác dụng nhanh và hiệu quả, có thể diệt trừ sâu kháng thuốc
- Tiết kiệm chi phí do có thể sử dụng trên diện rộng
- Ngoài hiệu quả diệt trừ sâu đục thân, thuốc còn có thể diệt trừ nhện gié trong 1 lần phun
Nhược điểm
- Tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Hướng dẫn sử dụng: Pha 15ml/ 16 lít nước và 2,5 bình cho 1 ha. Phun khi bướm đẻ trứng và sâu nở rộ và không sử dụng quá 2 lần trong 1 mùa vụ.
6. Thuốc đặc trị Babsac 750EC
Thành phần chính: Chlorpyrifos Ethyl 250g/l và Fenobucarb 500g/l
Cơ chế tác động: Thuốc đặc trị Babsac 750EC có cơ chế tác động lưu dẫn nội hấp. Nhờ vậy, sâu đục thân trên cây nhanh chóng bị tiêu diệt và không bị kháng thuốc sau này.
Ưu điểm
- Cho hiệu quả cực mạnh mà không gây kháng thuốc
- Có thể diệt trừ nhiều loại sâu bệnh khác như rệp, mọt, ruồi vàng,..
Nhược điểm
- Gây ảnh hưởng mạnh cho nguồn nước, sinh vật dưới nước
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân
Hướng dẫn sử dụng: Pha 9-18ml/ 25 lít nước. Phun 500-600 lit/ha và phun khi sâu 1-2 tuổi.
Xem thêm: thuốc sâu có pha chung với thuốc bệnh được ko – thuốc sâu pha rồi để được bao lâu
7. Thuốc sâu đục thân Vibasu 10GR
Thành phần chính: hoạt chất Diazinon 10%
Cơ chế tác động: Thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ có cơ chế thấm sâu trong thời gian ngắn làm cho dây thần kinh của sâu bệnh bị tổn thương, tê liệt và chết. Sâu đục thân khi tiếp, xúc xông hơi với vị độc mạnh sẽ chết rất nhanh. Đây cũng là loại thuốc đặc trị sâu đục thân được bà con tin yêu và lựa chọn.
Ưu điểm
- Cho hiệu quả nhanh và lâu dài
- Ngoài diệt trừ sâu đục thân ở lúa, thuốc có thể sử dụng cho nhiều loại cây khác như bưởi, cam, chanh,…
Nhược điểm
- Có độc tính mạnh gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường và con người
Hướng dẫn sử dụng: rải đều hoặc trộn vào đất. Đối với lúa, bà con cần giữ nước lại sau khi rải thuốc, với cây ngô, bà con nên rải đều thuốc xung quanh gốc lấp đất và tưới nước bình thường.
Trên đây là 7 loại thuốc đặc trị sâu đục thân tốt nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này có thể giúp bà con lựa chọn loại thuốc sâu đục thân phù hợp với điều kiện.